Hướng dẫn cách nộp phí Bảo vệ Môi trường

752
I. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
- Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.
- Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:
Số phí phải nộp (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng (m3) x Giá bán nước sạch (đồng/m3) x Mức thu phí
Trong đó:
+ Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí. Trường hợp tự khai thác nước, số lượng nước sạch sử dụng xác định căn cứ vào quy mô hoạt động, kinh doanh, dịch vụ hoặc giấy phép khai thác nước mặt, nước dưới đất do tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
+ Giá bán nước sạch là giá bán nước (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của tổ chức cung cấp nước sạch áp dụng trên địa bàn.
+ Mức thu phí là 10% hoặc mức cao hơn theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (kể trên).
II. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
1. Đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau:
- Kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:
Số TT Lưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày) Mức phí
1 Từ 10 đến dưới 20 4.000.000 (đồng/năm)
2 Từ 5 đến dưới 10 3.000.000 (đồng/năm)
3 Dưới 5 2.500.000(đồng/năm)
Lượng nước thải/ngày được xác định theo số liệu đo đạc thực tế hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
2. Đối với cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3 /ngày trở lên:
(1) Mức phí bảo vệ môi trường tính theo công thức sau:
F = f + C
Trong đó:
- F là số phí phải nộp.
- f là mức phí cố định: Từ ngày 01/01/2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.
- C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:
Số TT Thông số ô nhiễm tính phí Mức phí (đồng/kg)
1 Nhu cầu ô xy hóa học (COD) 2.000
2 Chất rắn lơ lửng (TSS) 2.400
3 Thủy ngân (Hg) 20.000.000
4 Chì (Pb) 1.000.000
5 Arsenic (As) 2.000.000
6 Cadimium (Cd) 2.000.000
Thông số ô nhiễm (thuộc diện phải thực hiện đo đạc, kê khai và tính phí) được xác định căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải hiện hành. Trường hợp nước thải của cơ sở chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng thì căn cứ vào thông số ô nhiễm có trong hồ sơ môi trường (hồ sơ đã được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phê duyệt, xác nhận).
(2) Số phí phải nộp hàng quý tính theo công thức sau:
Fq = (f/4) + Cq
Trong đó:
- Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng).
- f là phí cố định như sau:
+ Kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:
Số TT Lưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày) Mức phí
1 Từ 10 đến dưới 20 4.000.000 (đồng/năm)
2 Từ 5 đến dưới 10 3.000.000 (đồng/năm)
3 Dưới 5 2.500.000(đồng/năm)
- Cq là số phí biến đổi (tổng số phí phải nộp của các thông số ô nhiễm có trong nước thải) phải nộp trong quý. Số phí biến đổi được tính cho từng thông số ô nhiễm theo công thức sau:
Số phí phải nộp (đồng) = Tổng lượng nước thải thải vào nguồn tiếp nhận (m3) x Hàm lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải (mg/l) x 0,001 x Mức thu phí của thông số ô nhiễm (đồng/kg)
#TUDOEHS chuyên tư vấn HSE, ISO

 

Thiết kế bởi Tâm Nghĩa